Khi sinh thường, hầu hết chị em phụ nữ đều phải thực hiện rạch tầng sinh môn để hỗ trợ quá trình sinh nở. Sau sinh, chị em sẽ được khâu tầng sinh môn để tái tạo lại niêm mạc da đã bị rách và cần một thời gian để chúng hồi phục, lành lại. Vậy vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Bài viết sau đây sẽ giúp các chị em phụ nữ giải đáp vấn đề này.

Đang xem: Vết thương tầng sinh môn bao lâu thì lành? cần lưu ý gì để lành nhanh?

Tại sao chị em phải rạch tầng sinh môn khi sinh?

Trước khi giải đáp thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành, các chuyên gia sẽ chia sẻ về lý do các chị em phụ nữ cần rạch tầng sinh môn khi sinh.

*

Tầng sinh môn là phần mô nằm giữa âm đạo và hậu môn, tầng sinh môn có chiều dài khoảng 3 – 5cm. Mặc dù trước lúc sinh, âm đạo của chị em phụ nữ sẽ tự động giãn ra theo cấu tạo sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, để tránh em bé bị ngạt và giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng, thuận lợi, các bác sĩ chuyên khoa sẽ rạch một đường nhỏ tầng sinh môn của chị em và sẽ khâu lại bằng chỉ tự tiêu thẩm mỹ.

Khi thực hiện khâu tầng sinh môn, các bác sĩ thường dùng chỉ tự tiêu nên sau đó chỉ sẽ tự biến mất mà không cần phải cắt chỉ. Hơn nữa, đây là thủ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng, thai phụ được gây tê khi thực hiện nên không hề gây bất kỳ khó chịu hay đau đớn nào. Thời gian diễn ra quá trình khâu tầng sinh môn thường kéo dài khoảng 15 – 20 phút, thời gian khâu nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch tầng sinh môn cũng như tay nghề của bác sĩ thực hiện.

Giải đáp vấn đề vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành

Về thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành, các chuyên gia giàu kinh nghiệm cho biết, thông thường sau khi rạch tầng sinh môn, nếu các chị em chú ý chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cẩn thận, đúng cách và không xảy ra bất kỳ biến chứng, viêm nhiễm nào thì chỉ sau khoảng 2 – 3 tuần vết khâu sẽ tự lành. Sau một tháng vết khâu sẽ ổn định hoàn toàn, phục hồi cảm giác bình thường.

*

Trong trường hợp chị em thấy bất thường như vết khâu tầng sinh môn bị ngứa dữ dội, vết khâu tầng sinh môn lòi chỉ ra bên ngoài kèm theo chảy nước, chảy mủ vết khâu, đau tầng sinh môn thì chị em nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra lại vết khâu. Vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc do đường chỉ khâu quá chặt. Chị em tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Tóm lại, với thắc mắc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành, chị em có thể hiểu là vết khâu sẽ tự lành sau khoảng 2 – 3 tuần.

Bên cạnh thắc mắc khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành, các chị em cũng rất quan tâm đến vấn đề rạch tầng sinh môn bao lâu thì tiêu chỉ.

Các chuyên gia cho biết, sau khi khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu thì không cần phải cắt chỉ, sau khoảng 10 ngày chỉ sẽ tự tiêu. Tuy nhiên, cũng có một số loại chỉ tự tiêu lâu hơn, khoảng 20, 60 hoặc thậm chí 90 ngày. Mặc dù thời gian chỉ tự tiêu chậm hơn nhưng chúng sẽ giúp vết khâu tầng sinh môn được chắc chắn, không bị bung ra khi chỉ tiêu đi.

Cách chăm sóc cho vết khâu tầng sinh môn

Nếu chị em chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cẩn thận, đúng cách thì vết thương sẽ lành lại và ổn định hoàn toàn chỉ sau 2 – 3 tuần. Ngược lại, nếu chăm sóc không cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, đau đớn khó chịu. Do đó, việc chăm sóc cho vết khâu tầng sinh môn cũng rất quan trọng, quyết định đến việc vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành.

Để vết khâu tầng sinh môn nhanh chóng lành lại và bảo đảm tốt về sức khỏe thì các chị em cần lưu ý những điều sau:

✔ Giữ cho khu vực khâu tầng sinh môn luôn sạch sẽ, khô ráo. Nên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, rửa nhẹ nhàng khoảng 3 lần/ngày, lau khô cũng cần nhẹ nhàng.

Xem thêm:

✔ Không để băng vệ sinh chà xát lên các vết khâu và hãy thay băng vệ sinh thường xuyên, tốt nhất là 4 tiếng thay 1 lần.

✔ Khi đi đại tiện, tiểu tiện hoặc trung tiện, chị em hãy dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt nhẹ lên vết khâu tầng sinh môn để tránh bị buốt hoặc sót.

✔ Chị em nên dùng loại quần lót dùng 1 lần hoặc quần lót có chất liệu cotton trong thời gian này để vùng kín được thoải mái.

Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành? Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi và uống đủ nước để tránh táo bón.

✔ Tuyệt đối không hoạt động mạnh hoặc làm việc nặng. Tuy nhiên, cũng không nên nằm một chỗ mà hãy đi lại nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông, giúp vết thương bớt sưng.

✔ Có thể thực hiện các bài tập cho đáy khung chậu để tăng cường lượng máu xuống khu vực khâu và kích thích tái tạo niêm mạc mới, giúp vết khâu lành lại nhanh chóng.

✔ Kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 1 tháng cho đến khi vết khâu tầng sinh môn lành hẳn.

Bởi vì vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành sẽ phụ thuộc vào việc chăm sóc vết khâu, chính vì thế chị em hãy lưu ý những điều trị và thực hiện đúng cách nhé.

Bí quyết giúp các chị em phụ nữ làm đẹp vùng kín sau sinh

Sau khi trải quá trình sinh nở, dù đã khâu tầng sinh môn nhưng vùng kín của chị em không tránh khỏi tình trạng giãn rộng, xuống cấp, xỉn màu. Điều này không chỉ khiến chỉ khiến chị em cảm thấy mất tự tin mà còn làm suy giảm chất lượng tình dục, ảnh hưởng đến chuyện chăn gối vợ chồng.

Xem thêm:

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của nền y học đã cho ra đời nhiều phương pháp thẩm mỹ vùng kín hiện đại, giúp chị em lấy lại sự tự tin như thời con gái. Điển hình là phương pháp thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ của Hàn Quốc có tác dụng làm trẻ hóa, làm se khít vùng kín, phục hồi chức năng sinh lý nữ, gia tăng khoái cảm khi “yêu”, giúp chuyện chăn gối vợ chồng thêm thăng hoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *