Xung quanh Trái Đất của chúng ta có một tầng khí quyển bao bọc. Tầng khí quyển này là một trong những nguyên nhân góp phần tạo ra và duy trì sự sống trên hành tinh xanh. Đồng thời, trọng lượng của nó luôn luôn đè xuống mọi vật nằm trên bề mặt tạo ra áp suất không khí. Áp suất không khí ở điều kiện bình thường là 1.013 hPa (hectopascals – đơn vị đo áp suất không khí). Nếu áp suất tại một vị trí thấp hơn con số này, nó sẽ hút không khí xung quanh vào và kết hợp với những điều kiện khác để tạo thành một cơn bão nhiệt đới.

Đang xem: Những cơn bão lớn nhất thế giới

Có thể bạn muốn tìm hiểu: Nguyên nhân và quá trình hình thành một cơn bão nhiệt đới

Bên cạnh đó, vị trí có áp suất thấp này sẽ trở thành tâm bão (mắt bão) và áp suất ở đây trở thành áp suất tâm bão. Giáo sư Kevin Walsh, chuyên gia khí quyển thuộc Đại học Melbourne, thành phố Victoria (Úc) cho biết: “Có một sự tương quan giữa áp suất và lượng gió gần mắt bão. Áp suất càng thấp, không khí bị hút vào trong cơn bão càng nhiều, và cuối cùng nó sẽ có sức mạnh lớn hơn”. Điều này đồng nghĩa với việc: Giữa hai cơn bão bất kỳ, cơn bão có áp suất tâm bão thấp hơn sẽ thường có cường độ mạnh hơn. Với hai cơn bão có cùng sức gió, cơn bão có áp suất tâm bão thấp hơn sẽ có khả năng phá huỷ lớn hơn. Do đó, có thể hiểu khi đề cập đến 10 cơn bão mạnh nhất trong lịch sử thế giới cũng tức là chúng ta đang nói đến 10 cơn bão có áp suất tâm bão thấp nhất mặc dù những cơn bão này có thể không gây ra thiệt hại nào đáng kể.

10. Siêu bão Irma (1971)

Với vận tốc gió lên tới 290 km/h và áp suất tâm bão 884 hPa, siêu bão Irma là cơn bão mạnh nhất trong mùa bão ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương năm 1971. Irma này cũng từng giữ kỷ lục là cơn bão tăng cường độ nhanh nhất khi giảm áp suất tâm bão từ 981 hPa xuống còn 884 hPa chỉ trong vòng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ. Rất may mắn là siêu bão này chỉ hoạt động ngoài khơi, gây thiệt hại nhỏ đến một số đảo trong thời gian tồn tại.

*

Đường đi của siêu bão Irma, màu đỏ biểu thị trạng thái siêu bão

9. Siêu bão Wilma (2005)

*

Đường đi của siêu bão Wilma

8. Siêu bão Vanessa (1984)

Năm 1984, cơn bão Vanessa tấn công đảo Guam của Hoa Kỳ với sức gió khoảng 109 km/h. Sau đó, nó di chuyển về hướng Tây Bắc, tăng cường độ một cách nhanh chóng và trở thành siêu bão mạnh nhất mùa bão 1984 với áp suất thấp nhất 880 hPa và tốc độ gió lên tới 310 km/h. Mặc dù trung tâm của Vanessa luôn ở ngoài khơi tuy nhiên dải mây mưa ảnh hưởng từ cơn bão cũng đã gây ra lũ lụt trên diện rộng ở Philippines làm cho 63 người thiệt mạng.

Xem thêm: Mướp Đắng Có Tốt Cho Bà Bầu, Phụ Nữ Cho Con Bú Và Trẻ Em? Bà Bầu Ăn Mướp Đắng Có Được Không

*

Đường đi của siêu bão Vanessa

7. Siêu bão Kit (1966)

*

Đường đi của siêu bão Kit

6. Siêu bão Rita (1978)

*

Đường đi của siêu bão Rita

5. Siêu bão Ida (1958)

*

Đường đi của siêu bão Ida

4. Siêu bão Nora (1973)

*

Đường đi của siêu bão Nora

3. Siêu bão June (1975)

Với áp suất thấp nhất lên tới 875 hPa và sức gió tối đa 195 km/h, June là cơn bão mạnh nhất trong mùa bão năm 1975 đồng thời cũng là cơn bão mạnh nhất thế giới tính đến trước năm 1979. Đây cũng là cơn bão đầu tiên có 3 thành mắt bão đồng tâm. Khá may mắn khi trong 9 ngày tồn tại bắt đầu từ 15 – 24/11, June chỉ hoạt động ở ngoài khơi.

*

Đường đi của siêu bão June

2. Siêu bão Patricia (2015)

Với sức gió lên tới 345 km/h, áp suất thấp nhất đạt 872 hPa, siêu bão Patricia là cơn bão mạnh thứ hai trong lịch sử nhân loại, mạnh nhất ở Tây bán cầu và mạnh nhất trong lịch sử của khu vực Đông Bắc Thái Bình Dương. Vào ngày 20/10, áp thấp nhiệt đới 20 – E hình thành và trở thành bão vào cuối ngày 21/10. Cơn bão tăng cường độ nhanh chóng và trở thành bão cấp 5 vào ngày 23/10 với sức gió 295 km/h và áp suất thấp nhất 892 hPa. Chưa dừng lại, Patricia tiếp tục tích tụ sức mạnh để đạt đến cường độ kỷ lục và đổ bộ vào Mexico ngay trong đêm 23. Ngày hôm sau, cơn bão tan đi để lại hậu quả là 8 người chết và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 410 triệu USD.

Xem thêm:

*

Đường đi của siêu bão Patricia

1. Siêu bão Tip (1979)

*

Đường đi của siêu bão Tip

Trên đây là 10 cơn bão mạnh nhất trong lịch sử thế giới mà nhân loại từng phải đối mặt. Có thể thấy những cơn bão này di chuyển với đường đi rất phức tạp, khó đoán trước do đó công tác dự báo, phòng chống bão là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, việc loài người tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng đang khiến cho số lượng và cường độ của những cơn bão ngày càng tăng lên. Nếu việc này cứ tiếp diễn mà không có biện pháp cụ thể thì trong tương lai, khả năng chúng ta phải đối mặt với những siêu bão tương tự thậm chí mạnh hơn Tip vài lần, vài chục lần là rất lớn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *