Liên giới tính (tiếng Anh: Intersex) là thuật ngữ chỉ những người có những đặc điểm giới tính (bao gồm bộ phận sinh dục, cơ quan sinh sản, nội tiết tố sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính) mà theo như Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc mô tả rằng “không phù hợp với định nghĩa điển hình của cả nam giới hay nữ giới”. Điều này có thể biểu hiện rõ ràng từ khi mới sinh, hay đến khi dậy thì mới bắt đầu phát triển và biểu hiện ra ngoài hoặc không rõ ràng, và có thể có một số người cả đời không hề hay biết bản thân là người liên giới tính. Đang xem: Bộ phận sinh dục của người lưỡng tính <1> Cờ của cộng đồng người liên giới tính. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, liên giới tính là một dạng dị tật bẩm sinh của hệ thống cơ quan sinh dục và giới tính. Sự phát triển giới tính ở bào thai là kết quả của nhiều gen và đột biến ở bất kỳ gen nào trong số này có thể dẫn đến sự định hình giới tính thất bại một phần hoặc hoàn toàn. Chúng bao gồm các đột biến hoặc bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể Y, dẫn đến rối loạn hình thành bộ phận sinh dục (nữ XX hoặc nam XY), khiếm khuyết quá trình sinh tổng hợp hooc-môn giới tính androgen, và những khuyết tật khác. Chứng “lưỡng tính thật” là một tình trạng khiếm khuyết di truyền trong đó những người bị ảnh hưởng có cả cơ quan sinh dục nam và nữ (buồng trứng và tinh hoàn).<2> Khái quátSửa đổiTrước kia, liên giới tính được gọi là lưỡng tính hay là “thái giám bẩm sinh” (congenital eunuchs).<3><4> Vào thế kỉ thứ 19 và 20, một số thành viên của cộng đồng y khoa phát minh ra một hệ thống các thuật ngữ để phân loại các đặc điểm giới tính mà họ quan sát được. Đây là lần đầu tiên con người phát minh ra một hệ thống phân loại các điển hình của liên giới tính. Người liên giới tính trước kia được phân loại thành lưỡng tính thật, hoặc lưỡng tính giả ở nữ hay lưỡng tính giả ở nam.<5> Tuy nhiên, những thuật ngữ này không còn được dùng nữa vì những thuật ngữ có chứa từ “lưỡng tính được coi là mang hàm ý xúc phạm khi được dùng để chỉ con người.<6> “Lưỡng tính” giờ đây được dùng để chỉ các loài động vật hoặc thực vật có cơ quan sinh sản của cả giống đực và giống cái.<5> Vào năm 1917, Richard Goldschmidt đặt ra thuật ngữ “liên giới tính” (intersexuality) để chỉ những đặc điểm giới tính không rõ ràng ở người<5> Trong giới y khoa, thuật ngữ “Rối loạn phát triển giới tính (DSDs)” bắt đầu được sử dụng từ năm 2006. Tuy nhiên, sự thay đổi này mang lại nhiều tính gây tranh cãi từ khi thuật ngữ trên được ra đời.<7> Vào thời cổ, người liên giới tính thường phải đối mặt với sự kì thị từ khi mới sinh, hoặc sau khi một đặc điểm liên giới tính phát triển khi đến tuổi dậy thì. Điều này có thể bao gồm giết hại trẻ sơ sinh, bỏ rơi, hoặc đối mặt với sự kì thị từ trong chính gia đình. Một số người liên giới tính thường trải qua phẫu thuật hoặc trị liệu hoóc-môn để cơ thể phát triển những đặc điểm giới tính phù hợp với quy chuẩn của xã hội đặt ra. Tuy nhiên, điều này vẫn gây tranh cãi khi không chắc chắn rằng những trị liệu kể trên mang lại kết quả, hay đây là điều mà người được trị liệu mong muốn.<8> Hơn nữa, những cuộc chữa trị mà không có sự chấp thuận từ người bệnh có thể bị coi là vi phạm nhân quyền<9><10> Những tổ chức hoạt động về quyền của người liên giới tính cũng lên tiếng về những vấn đề này, như lời tuyên bố Malta (Malta declaration) được đưa ra vào năm 2013 bởi International Intersex Forum. Một vài người liên giới tính sẽ được chỉ định và được nuôi dạy như một người con trai hay con gái nhưng rồi lớn lên lại nhận dạng bản thân là một giới khác, trong khi một số vẫn nhận dạng bản thân theo giới đã được chỉ định từ nhỏ.<11> Vào năm 2011, Christiane Völling trở thành người liên giới tính đầu tiên đã kiện thành công về những thiệt hại do cô phải thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính diễn ra vào năm 1977 mà không có sự đồng thuận của mình.<12><13> Một vụ thứ hai được xét xử ở Chile vào năm 2012, trong đó có sự tham gia của một đứa trẻ và bố mẹ của mình.<14><15> Vào tháng 4 năm 2015, Malta trở thành quốc gia đầu tiên cấm bất kì can thiệp y tế về giới tính nào mà thiếu sự đồng thuận của người tham gia (trong đó bao gồm cả người liên giới tính). Xem thêm: Chuyện Chăn Gối Của Vua Chúa Ngày Xưa Có Gì Đặc Sắc? Phim Chuyện Phòng The Của Vua Chúa Trung Quốc <16><17> Cũng giống như những người nam hay nữ khác, người liên giới tính có thể có bất kì bản dạng giới cũng như xu hướng tình dục và xu hướng tình cảm nào.<18> Mục lục1 Khái quát2 Phân loại2.1 Liên giới tính giả ở nữ2.2 Liên giới tính giả ở nam2.3 Nữ hóa có tinh hoàn2.4 Liên giới tính thật2.5 Loạn sinh tuyến sinh dục kết hợp3 Chữa trị4 Truyền thuyết5 Những nhân vật liên giới tính nổi tiếng6 Chú thích7 Tham khảo8 Liên kết ngoài Phân loạiSửa đổiCó các dạng người liên giới tính sau đây, tất cả các dạng người này đều có cấu tạo cơ quan quan sinh dục bất thường. Liên giới tính giả ở nữSửa đổiLà nữ, có buồng trứng, nhưng do tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hoóc môn nam androgen nên bộ phận sinh dục ngoài bị nam hóa, như âm vật phì đại, 2 môi lớn to và dính nhau như bìu. Trường hợp nam hóa nặng có thể tạo nên đoạn niệu đạo – âm vật giống như người nam có tinh hoàn ẩn. Nguyên nhân thường gặp nhất là hội chứng thượng thận sinh dục. Một số trường hợp do mẹ có dùng thuốc chứa androgen khi mang thai, mẹ bị u nam hóa buồng trứng. Liên giới tính giả ở namSửa đổiBộ nhiễm sắc thể vẫn là 46 XY như mọi đàn ông khác, nhưng bộ phận sinh dục lại giống nữ. Nguyên nhân là hoóc môn nam testosteron và MIS – một chất cần cho sự phát triển giới tính nam – không được tiết ra đủ. Nữ hóa có tinh hoànSửa đổiNgười có tinh hoàn và có bộ nhiễm sắc thể XY, là đàn ông nhưng cơ quan sinh dục ngoài không nhạy cảm với testosteron nên không biệt hóa thành dương vật. Họ có âm đạo (thường bị tịt một đầu, không có tử cung, vòi tử cung có nhưng kém phát triển). Đến khi dậy thì, ngực lớn lên nhưng không hành kinh, lông mu ít hay không có. Các tinh hoàn thường ở trong bụng hay ống bẹn, cũng có khi ở môi lớn. Về phương diện phôi thai học, những người này giống liên giới tính giả ở nam, song họ không có cảm giác lưỡng tính mà coi mình hoàn toàn là phụ nữ do bộ phận sinh dục ngoài như người nữ bình thường, được nuôi dạy như nữ. Thông thường họ được xử lý mổ lấy tinh hoàn ngay sau khi phát hiện bệnh để tránh xáo trộn tâm lý. Liên giới tính thậtSửa đổiHầu hết các trường hợp lưỡng tính thật sống ngoài xã hội bề ngoài có dạng nữ. Họ có cả tinh hoàn và buồng trứng (tách riêng hay nhập chung thành tuyến tinh hoàn – buồng trứng) nhưng chúng thường không có tính năng hoạt động. Nguyên nhân gây liên giới tính thật là có bất thường trong quá trình phân định giới tính. Loạn sinh tuyến sinh dục kết hợpSửa đổiNhững trường hợp này cũng rất hiếm: Họ có tinh hoàn một bên, bên kia không rõ ràng. Cấu trúc đường sinh dục thường là nữ, đôi khi cũng có vài cấu trúc dạng nam. Các bộ phận sinh dục ngoài có thể là nữ, nam hay pha trộn cả hai. Khi dậy thì, họ không phát triển vú, không hành kinh. Tuy nhiên, những trường hợp trên sau khi phẫu thuật chỉnh hình lại vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường, nhưng không thể sinh con. Chữa trịSửa đổiViệc chữa trị thường là bằng phẫu thuật. Đối với người liên giới tính giả, họ sẽ được cắt bỏ bộ phận sinh dục giả, giữ lại bộ phận sinh dục thật. Còn đối với người liên giới tính thật, bác sĩ sẽ tư vấn để họ tự quyết định nên cắt bỏ bộ phận sinh dục nào, giữ lại bộ phận sinh dục nào. Truyền thuyếtSửa đổiSalmacis và Hermaphroditos nhập làm một Truyền thuyết về những người có giới tính không xác định đã xuất hiện từ thời cổ đại. Hai vị thần Hermes và Aphrodite đã ghép tên họ để đặt cho con trai là Hermaphroditos. Vì tiên nữ (nymph) Salmacis yêu Hermaphroditos nhưng bị từ chối nên đã ước nguyện thân thể hai người nhập làm một. Lời ước được chứng giám, và xuất hiện một con người vừa nam vừa nữ, hình tượng được thể hiện là một người vừa có vú vừa có dương vật. Thần thoại Hy Lạp cũng nói đến Tiresias là người mà theo huyền thoại khi thì là đàn ông, khi thì là phụ nữ. <19> Những nhân vật liên giới tính nổi tiếngSửa đổiJosephine JosephCheryl ChaseErik SchineggerFreddie MercuryLê Văn Duyệt Chú thíchSửa đổiTham khảoSửa đổiLiên kết ngoàiSửa đổiWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Liên giới tính. |
Ái nam ái nữ – truyền thuyết và khoa học